Huyết trắng màu nâu là gì? Những điều cần biết về khí hư màu nâu

Huyết trắng màu nâu xuất hiện khá phổ biến. Hầu như ít nữ nhất một lần trong đời, chị em đã từng gặp phải tình trạng này. Vậy sự thay đổi này của huyết trắng xuất phát từ đâu? Có nguy hiểm hay không? Thông tin này sẽ được giới thiệu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: 

Huyết trắng màu nâu là gì?

Huyết trắng màu nâu có thể dễ dàng quan sát thấy khi vệ sinh vùng kín hoặc những “dấu vết” còn sót lại trên quần lót. Vậy huyết trắng màu nâu là gì?

Theo các chuyên gia y tế, huyết trắng màu nâu có thể coi là một trong những tình trạng huyết trắng bất thường phổ biến nhất. Lúc này, huyết trắng không còn màu trắng trong bình thường mà chuyển sang màu nâu nhạt hoặc đậm, đặc hoặc loãng tùy theo từng nguyên nhân khác nhau.

Huyết trắng màu nâu bắt nguồn từ đâu?

Bất cứ chị em nào trong độ tuổi sinh sản cũng có thể gặp phải huyết trắng (khí hư) màu nâu. Thời điểm xuất hiện có thể ở tuổi dậy thì, trước hoặc sau kỳ kinh hay thậm chí là cả khi mang thai.

Huyết trắng màu nâu trước kỳ kinh

Trước kỳ kinh, huyết trắng màu nâu không hề hiếm gặp. Theo đó, tình trạng này có thể bắt nguồn từ một số yếu tố sau:

  • Kinh nguyệt rối loạn: Hoạt động của buồng trứng bị ảnh hưởng, rối loạn nội tiết tố trong cơ thể có thể dẫn tới tình trạng khí hư màu nâu trước kỳ kinh.
  • Sử dụng biện pháp tránh thai: Ở nhiều trường hợp áp dụng các biện pháp tránh thai nội tiết như sử dụng thuốc, chị em sẽ thấy huyết trắng chuyển sang màu nâu. Tình trạng này chủ yếu thấy ở 3 tháng đầu khi cơ thể chưa thích ứng với thuốc.
  • Rụng trứng: Trước kỳ kinh xuất hiện khí hư màu nâu là biểu hiện của rụng trứng. Khi đó, lượng estrogen tăng lên sẽ khiến huyết trắng có sự thay đổi về màu sắc.

Huyết trắng màu nâu sau kinh nguyệt

Sau kỳ kinh, thay vì màu trắng trong thông thường, huyết trắng sẽ chuyển màu nâu do các nguyên nhân sau:

  • Sót máu kinh: Ở những ngày cuối của “nguyệt san”, máu kinh thường được đào thải nốt với lượng ít, hòa lẫn trong khí hư. Do đó, sau kì kinh khoảng 1-2 ngày, chị em sẽ thấy huyết trắng có màu nâu nhạt.
  • Nội tiết tố rối loạn: Nội tiết tố có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất của khí hư, bao gồm màu sắc. Cụ thể với những trường hợp bị rối loạn estrogen, tâm lý căng thẳng, stress huyết trắng có thể sẽ chuyển màu nâu.
  • Quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục ngay khi vừa hết kinh cũng là nguyên nhân gây huyết trắng màu nâu mà chị em nên biết. Cụ thể, khi quan hệ, tử cung bị kích thích sẽ co bóp và đẩy nốt lượng máu kinh còn “tồn đọng” ra ngoài.

Huyết trắng màu đen là bệnh gì?

Bất cứ sự thay đổi nào về tính chất của huyết trắng như màu sắc, mùi đều có thể là dấu hiệu cho thấy “cô bé” không được khỏe. Vậy huyết trắng màu đen là bệnh gì?

  • Viêm âm đạo: Huyết trắng màu nâu có mùi hôi là biểu hiện điển hình của viêm âm đạo. Bên cạnh đó, phụ thuộc vào các yếu tố gây bệnh mà chị em sẽ thấy có thêm một số dấu hiệu khác như ngứa ngáy, sưng tấy vùng kín, khí hư vón cục, đặc như bột hoặc loãng có bọt.
  • Viêm cổ tử cung: Đau bụng, huyết trắng màu nâu có lẫn máu khi yêu, vùng kín đau…là những biểu hiện của bệnh. Với bệnh lý này, chị em nên sớm thăm khám để tránh ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau.
  • Viêm vùng chậu: Các tác nhân gây viêm âm đạo, viêm cổ tử cung di chuyển ngược dòng gây viêm vùng chậu. Các triệu chứng thường thấy gồm: đau xương chậu, đau bụng, huyết trắng màu nâu không mùi.
  • Viêm nội mạc tử cung: Bệnh khiến âm đạo xuất huyết bất thường, kinh nguyệt không đều, huyết trắng màu nâu đen, có mùi hôi tanh…Giống như viêm vùng chậu, bệnh cũng là do các tác nhân nấm, vi khuẩn từ âm đạo, cổ tử cung di chuyển lên gây ra.
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Huyết trắng màu nâu, tiểu buốt, tiểu rắt, bụng dưới đau âm ỉ là các biểu hiện thường thấy khi nữ giới bị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Chị em không nên chủ quan khi có các triệu chứng trên, bởi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Polyp tử cung: Huyết trắng màu nâu lẫn máu là biểu hiện điển hình của Polyp tử cung – bệnh lý thường gặp ở nữ giới sau 40 tuổi. Ngoài ra, chị em cũng có thể nhận biết bệnh qua các biểu hiện khác như: kinh nguyệt rối loạn, bụng dưới đau, tiểu buốt, tiểu rắt, đau khi quan hệ.
  • Bệnh lây qua đường tình dục: Chlamydia, lậu…cũng có thể khiến cho huyết trắng thay đổi và chuyển màu nâu. Kèm theo đó là tình trạng đau bụng dưới, tiểu nhiều, vùng kín đau rát.
  • Bệnh buồng trứng: U nang, đa nang buồng trứng đều có biểu hiện huyết trắng màu nâu. Cụ thể, tình trạng này thường xuất hiện giữa chu kỳ kinh và kéo dài dai dẳng với các mức độ khác nhau.
  • Ung thư cổ tử cung: Là bệnh lý có nguy cơ tử vong cao thứ 2 chỉ sau ung thư vú không thể chủ quan. Do đó, nếu thấy đau bụng dưới dữ dội và ra nhiều huyết trắng màu nâu có mùi hôi…chị em hãy nhanh chóng tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Xem thêm: Huyết trắng màu xanh là bệnh gì? Giải pháp khắc phục hiệu quả

Huyết trắng màu nâu khi mang thai

Ngoài các biểu hiện bệnh lý, huyết trắng màu nâu khi mang thai còn có thể là dấu hiệu bất thường mà chị em cần cảnh giác.

  • Mang thai ngoài tử cung: Mang thai ra nhiều huyết trắng màu nâu, bụng đau dữ dội, quặn thắt là biểu hiện điển hình của chửa ngoài dạ con. Đây là tình trạng đặc biệt nguy hiểm, nếu không can thiệp sớm sẽ có thể gây vỡ vòi trứng, xuất huyết ồ ạt, đe dọa tính mạng thai phụ.
  • Sảy thai: Nếu huyết trắng màu nâu xuất hiện cùng các tình trạng đau bụng, chuột rút, ngất xỉu, chóng mặt…thì thai phụ hãy nên chú ý. Bởi đây là những dấu hiệu thường thấy khi sảy thai.

Cách điều trị huyết trắng màu nâu như thế nào?

Như những gì đã chỉ ra ở trên, huyết trắng màu nâu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, để điều trị, trước tiên cần phải xác định rõ bệnh lý cụ thể. Căn cứ vào đó, các bác sĩ mới có thể đưa ra phương pháp phù hợp.

Điều trị huyết trắng màu nâu bằng thuốc

Đây là phương pháp thường được áp dụng với những trường hợp huyết trắng màu nâu bắt nguồn từ các bệnh lý viêm nhiễm nhẹ hoặc do nội tiết tố.

Lúc này, chị em sẽ được chỉ định dùng thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt. Việc sử dụng nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để mang lại nhiều hiệu quả.

Can thiệp ngoại khoa điều trị huyết trắng màu nâu

Đây là phương pháp sẽ được chỉ định với những các trường hợp mắc bệnh phụ khoa năng như viêm lộ tuyến cổ tử cung, cổ tử cung bị tổn thương nhiều. Ngoài ra, huyết trắng màu nâu do sảy thai, mang thai ngoài tử cung cũng sẽ cần phải được can thiệp sớm.

Theo đó, với viêm lộ tuyến cổ tử cung đốt điện, đốt laser, đốt áp lạnh…sẽ được bác sĩ áp dụng. Với sảy thai, thai chết lưu sẽ là sử dụng thiết bị bơm hút chân không để đưa thai nhi ra ngoài.

Xem thêm: Một số loại thuốc trị huyết trắng Hiệu quả + An toàn

Lưu ý khi điều trị huyết trắng màu nâu

Việc điều trị huyết trắng màu nâu sẽ hiệu quả, an toàn và tiết kiệm thời gian hơn khi chị em thực hiện theo các lưu ý sau:

  • Không quan hệ khi đang điều trị.
  • Không nên tự ý áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục theo hướng dẫn, luôn đảm bảo vùng kín khô thoáng.
  • Lựa chọn các loại quần thoáng, rộng, hút ẩm tốt, không mặc quần quá bó.
  • Ăn uống điều độ, bổ sung nhiều rau củ quả, chất xơ, tránh xa đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Thay băng vệ sinh đều đặn trong những ngày đèn đỏ.
  • Tái khám đúng hẹn.

Tin rằng với những chia sẻ trong bài viết trên, chị em đã có thêm những thông tin cần thiết về tình trạng huyết trắng màu nâu. Và để tránh những ảnh hưởng xấu tới cuộc sống và chức năng sinh sản, đừng ngại ngần mà hãy tìm gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác hơn về tình trạng bệnh mà bản thân đang gặp phải nhé!