5 loại thức uống làm tăng nguy cơ viêm nhiễm

Thời tiết thay đổi thất thường, nên nguy cơ bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch yếu đi sẽ cao hơn nếu bạn không có biện pháp tự bảo vệ. Không chỉ có thực phẩm, đồ uống không phù hợp cũng làm cho tình trạng viêm nhiễm tăng lên, sức khỏe yếu đi. Nếu bạn đang muốn phòng ngừa hoặc giảm tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, việc hạn chế sử dụng các loại đồ uống sau đây có thể hữu ích!

 

Cà phê có đường

Mặc dù nghiên cứu cho thấy cà phê có các hợp chất thực vật và polyphenol cao, nên có tác dụng tốt đối với chứng viêm, nhưng những gì bạn đưa vào tách cà phê của mình có thể cho tác dụng ngược lại.

Cà phê thường được biến thể bằng cách cho thêm sữa, đường, siro…, khi uống một lượng lớn vào cơ thể hàng ngày, bạn sẽ phải nạp nhiều đường hơn! Thay vào đó, hãy cố gắng bỏ qua các loại đường tạo ngọt, sữa và hương liệu, uống cà phê phiên bản ít ngọt hơn để bảo vệ sức khỏe.

Sữa yến mạch thêm hương liệu

Có thể tạo vị cho sữa yến mạch bằng cách thêm đường và hương liệu, nhưng điều này lại làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm cho bạn. Đối với những người thường xuyên bị dị ứng hay cơ thể không dung nạp được gluten hay lactose, tình trạng viêm thậm chí còn có thể trầm trọng hơn. Trong yến mạch thường không chứa gluten tự nhiên, thế nhưng một số sản phẩm sữa yến mạch lại cho thêm gluten, nên bạn cần xem chú thích thành phần của sản phẩm kỹ càng trước khi mua.

Nhìn chung, nếu muốn phòng tránh nhiễm trùng bằng cach tăng cường hệ miễn dịch, bạn hãy ưu tiên chọn sữa yến mạch nguyên bản, là món giàu vitamin A và vitamin D.

Trà ngọt

Hạn chế đồ uống có đường là điều bạn nên làm, ví dụ, hạn chế trà ngọt càng nhiều càng tốt. Việc tiêu thụ quá nhiều đường theo thời gian có thể góp đẩy chứng viêm đến tình trạng mãn tính. Không những thế, đồ uống có đường còn cung cấp cho cơ thể quá nhiều đường và calo, trong khi không có giá trị dinh dưỡng.

Thay vào đó, bạn hãy thử thay thế bằng nước trái cây hoặc các loại nước có hương vị nhẹ, đây là một nguồn hydrat hóa từ đường thấp hoặc hoàn toàn không có đường.

Các loại sinh tố nhiều đường

Mặc dù sinh tố là một lựa chọn hoàn hảo thay thế cho bữa ăn hoặc hỗ trợ phục hồi cơ thể sau một ngày dài tập luyện, tuy nhiên nhiều loại sinh tố bán sẵn lại được cho nhiều đường mà có khi bạn không nhận ra được. Chúng gọi là đường mía (hay đường turbinado).

Không nên nhầm lẫn đường mía với nước ép trái cây có chứa đường tự nhiên. Đây là đường bổ sung thêm vào các cốc sinh tố. Hấp thụ quá nhiều loại đường này không tốt, có thể gây viêm nhiễm cho cơ thể.

Nếu muốn uống sinh tố, bạn nên đảm bảo rằng tỷ lệ chất đường không quá cao, không có khả năng làm tăng lượng đường huyết của bạn.

Nước ngọt

Đường có trong soda cũng là một trong những thủ phạm chính khiến nguy cơ viêm nhiễm tăng lên. Soda có đường đẩy tình trạng viêm nhiễm nhanh chóng đến giai đoạn mãn tính nếu thường xuyên sử dụng. Soda cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn phải tiêu thụ nhiều đường, gây ra nhiều bệnh khác nhau.

Bao nhiêu đường một ngày là đủ?

Các nhà khoa học đến từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho rằng, với nam giới lượng đường thêm vào tối đa một ngày là 150 calo (khoảng 9 muỗng cà phê hoặc 37,5g đường), trong khi đó với phụ nữ là 100 calo (khoảng 6 muỗng cà phê hoặc 25g đường).

Tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt có chứa đường bổ sung dẫn tới nhiều vấn đề cho sức khỏe. Bên cạnh đó, mùa thu cũng là mùa mà những căn bệnh lây truyền qua đường hô hấp có cơ hội phát triển mạnh. Vì thế chỉ khi bảo vệ cơ thể đúng cách, hạn chế ăn đường và cung cấp đầy đủ lượng vitamin cho cơ thể thì bạn mới được bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Điều này cũng giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây viêm nhiễm cho bạn.