Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp rối loạn kinh nguyệt là gì? Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Điều trị rối loạn kinh nguyệt. Hy vọng sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về bệnh lý này và có phương pháp phòng bệnh hiệu quả.
Xem thêm:
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Trước khi tìm hiểu rối loạn kinh nguyệt là gì, chị em nên hiểu rõ về chu kỳ kinh nguyệt của bản thân.
Kinh nguyệt là hiện tượng bong lớp niêm mạc tử cung do có sự thay đổi nội tiết trong cơ thể. Từ đó, gây chảy máu ở buồng tử cung ra ngoài âm đạo.
Thông thường, kinh nguyệt sẽ xuất hiện lần đầu tiên ở bé gái khi bước vào tuổi dậy thì (từ 12 – 16 tuổi). Chu kỳ kinh trung bình là từ 28 – 32 ngày, ngày hành kinh từ 3 – 5 ngày. Lượng máu mất đi sau mỗi chu kỳ kinh là từ 50 – 150ml.
Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh, số ngày hành hành kinh, số lượng và màu sắc máu kinh. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Có thể là lứa tuổi dậy thì, phụ nữ sau sinh, mãn kinh…
Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới
Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới rất dễ nhận biết. Theo đó, chị em có thể nhận biết qua một số biểu hiện đặc trưng sau:
Bất thường về chu kỳ kinh:
Như đã chia sẻ, chu kỳ kinh trung bình ở nữ giới khỏe mạnh là từ 28 – 32 ngày. Do đó, nếu vòng kinh trên 35 ngày hoặc ngắn dưới 22 ngày được xem là rối loạn kinh nguyệt.
Thậm chí, có nhiều trường hợp không có kinh từ 6 tháng trở lên. Trường hợp này y học gọi là vô kinh.
Bất thường về máu kinh:
Thông thường, lượng máu kinh được đẩy ra trong những ngày đèn đỏ là từ 50 – 150ml. Do đó, nếu lượng máu có biểu hiện dưới đây được xem là kinh nguyệt không đều.
Cường kinh: Lượng máu >20ml/chu kỳ.
Thiểu kinh: Số ngày hàng kinh <2 ngày, lượng máu kinh <20ml/chu kỳ.
Rong kinh: Số ngày hành kinh >7 ngày.
Màu sắc máu kinh:
Máu kinh thường có màu đỏ sẫm, mùi hơi tanh và không đông. Nếu trong ngày đèn đỏ ra cục máu đông hoặc có màu đỏ tươi, hồng nhạt sẽ được xem là bất thường.
Triệu chứng khác:
Ngoài những triệu chứng trên thì chị em bị rối loạn kinh có thể gặp một số triệu chứng khác như:
- Đau bụng kinh;
- Đau lưng;
- Tức ngực, căng vú;
- Buồn nôn;
- Tâm trạng thất thường.
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng phổ biến ở nhiều chị em, tuy nhiên không phải ai cũng biết nguyên nhân gây bệnh là gì.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, một số nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt phổ biến ở nữ giới bao gồm:
Bị rối loạn kinh nguyệt do mất cân bằng nội tiết tố
Mất cân bằng nội tiết tố là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt.
Theo đó, một số thời điểm nhất định nội tiết tố trong cơ thể của chị em bị rối loạn như:
- Tuổi dậy thì;
- Mang thai;
- Cho con bú;
- Tiền mãn kinh;
- Mãn kinh.
Khi nội tiết tố bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh và gây rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh.
Tăng hoặc giảm cân – Nguyên nhân gây bệnh rối loạn kinh nguyệt
Tăng hoặc giảm cân đột ngột cũng là nguyên nhân gây bệnh rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
Vì những thay đổi về cân nặng sẽ ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể. Từ đó, có thể ảnh hưởng đến sự hành kinh của chị em.
Hầu hết chị em giảm cân sẽ gặp tình trạng kinh nguyệt thất thường nhiều hơn so với nữ giới tăng cân.
Kinh nguyệt không đều do rối loạn ăn uống
Nữ giới bị chán ăn hoặc ăn uống vô độ cũng có thể khiến kinh nguyệt không đều.
Nguyên nhân do chế độ ăn uống hàng ngày có liên quan mật thiết đến quá trình sản sinh hormoen trong cơ thể. Do đó, khi bị rối loạn ăn uống sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan trong cơ thể. Trong đó, có cơ quan sinh sản của chị em.
Loạn kinh do tập thể dục quá nhiều
Tập luyện quá mức cũng sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể và gây loạn kinh.
Chính vì thế, rất nhiều vận động viên, người tập thể dục nhiều thường xuyên đối mặt với tình trạng rối loạn kinh.
Rối loạn tuyến giáp – Lý do kinh nguyệt không đều
Theo nghiên cứu, nữ giới bị rối loạn tuyến giáp thường có kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân do hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em.
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt do cho con bú
Nữ giới cho con bú cũng bị ảnh hưởng đến lượng hormone trong cơ thể và gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Khi cho con bú, cơ thể nữ giới sẽ tiết ra hormoen prolactin có trong sữa mẹ. Tuy nhiên, hormone này sẽ khiến chị em bị chậm kinh.
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là một trong những tình trạng phổ biến ở nhiều bé gái. Vì ở giai đoạn này, nội tiết tố trong cơ thể mới được giải phóng nên cần một thời gian để ổn định.
Rối loạn kinh ở tuổi dậy thì không đáng lo ngại và kinh nguyệt sẽ tự ổn định sau 2 – 3 năm.
Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Nguyên nhân – Dấu hiệu – Điều trị
Hội chứng buồng trứng đa nang – Nguyên nhân khiến kinh nguyệt thất thường
Nguyên nhân tiếp theo khiến kinh nguyệt thất thường phải kể đến chính là do chị em mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Theo đó, kinh nguyệt không đều là biểu hiện phổ biến nhất của bệnh lý đa nang buồng trứng. Ngoài ra, chị em có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như:
- Vô sinh;
- Nhiều lông ở mặt và trên người;
- Hói đầu kiểu nam;
- Tăng cân hoặc béo phì.
Trước khi mãn kinh khiến kinh nguyệt bị rối loạn
Hầu hết, nữ giới bước vào giai đoạn tiền mãn kinh đều gặp tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hàm lượng homrone trong cơ thể của chị em bắt đầu suy giảm. Chính vì thế, chu kỳ kinh trước đó sẽ bị phá vỡ và gây rối loạn kinh nguyệt.
Căng thẳng khiến chị em có chu kỳ kinh thất thường
Nữ giới thường xuyên rơi vào tình trạng stress, căng thẳng sẽ khiến tuyến thượng thận tiết ra hormone cortisol. Trong khi đó, hormone này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh nội tiết tố nữ.
Sự tác động của các homrone này khiến nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn và gây nên hiện tượng chu kỳ kinh thất thường.
Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai
Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai cũng là tình trạng khá phổ biến ở nhiều chị em. Không những thế, một số thuốc dưới đây cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh của chị em.
- Thuốc kháng sinh;
- Liệu pháp thay thế hormone
- Thuốc chống đông máu
- Thuốc tuyến giáp
- Thuốc động kinh
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc hóa trị
- Aspirin và ibuprofen.
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Dù nguyên nhân gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều là gì thì đều ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống, sinh hoạt, sức khỏe của chị em.
Đặc biệt, nếu để tình trạng này kéo dài, chị em có thể gặp những biến chứng nguy hiểm dưới đây:
Thiếu máu:
Nếu trong những ngày hành kinh lượng máu kinh ra nhiều sẽ khiến chị em bị thiếu máu. Từ đó, xuất hiện những triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, thở gấp, da mặt xanh xao…
Nguy hiểm hơn, nhiều trường hợp có thể đe dọa đến tính mạng của chị em.
Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa:
Chu kỳ kinh kéo dài thường sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm vùng kín. Từ đó, chị em sẽ có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như viêm buồng trứng, viêm âm đạo, u màng trong tử cung…
Nguy cơ vô sinh:
Chị em có kinh nguyệt không đều sẽ gặp khó khăn hơn trong việc thụ thai. Nguyên nhân do khi rối loạn kinh nguyệt sẽ rất khó để xác định ngày rụng trứng để thụ thai.
Hoặc nếu mắc các bệnh viêm nhiễm thì có thể gây viêm tắc vòi trứng. Ảnh hưởng đến quá trình thụ thai của trứng và tinh trùng.
Ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục:
Rối loạn kinh nguyệt cũng khiến việc quan hệ trở nên thất thường hơn. Từ đó, chất lượng cuộc yêu ngày càng suy giảm.
Ảnh hưởng đến nhan sắc phụ nữ:
Rối loạn hormone trong cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc và sự tươi trẻ của chị em. Tình trạng này còn khiến khí huyết lưu thông kém nên da sẽ sần sùi, mất đi sự đàn hồi.
Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt còn khiến chị em căng thẳng, lo lắng. Khiến chất lượng cuộc sống suy giảm đáng kể.
Bệnh lý nguy hiểm:
Một số trường hợp sẽ khiến chị em đối mặt với những bệnh lý nguy hiểm như: mang thai ngoài tử cung, ung thư niêm mạc tử cung.
Xem thêm: [Mách Nhỏ] Rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì?
Chẩn đoán bệnh rối loạn kinh nguyệt
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt chị em nên nhanh chóng đi khám để chữa trị kịp thời.
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn về chu kỳ kinh và một số triệu chứng có thể gặp phải. Sau đó, có thể áp dụng một số kỹ thuật sau để chẩn đoán bệnh:
- Kiểm tra vùng chậu để đánh giá sơ bộ về cơ quan sinh sản.
- Xét nghiệm Pap Smear.
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Sinh thiết nội mạc tử cung.
- Soi buồng tử cung.
- Siêu âm.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt
Để điều trị rối loạn kinh nguyệt, chị em nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp sau:
Cách chữa rối loạn kinh nguyệt do mắc các bệnh phụ khoa
Rối loạn kinh nguyệt do mắc các bệnh phụ khoa nếu không chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan sinh dục. Từ đó, ảnh hưởng đến việc mang thai của chị em phụ nữ.
Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc điều hòa kinh nguyệt. Hoặc điều trị bằng ngoại khoa để điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh.
Cách trị rối loạn kinh nguyệt do tâm lý
Như đã chia sẻ ở phần nguyên nhân, stress hay căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt.
Do đó, chị em nên cần có chệ độ nghỉ ngơi hợp lý. Kết hợp với việc thư giãn để tinh thần thoải mái. Từ đó, chu kỳ kinh mới có thể ổn định và quay trở lại.
Chữa rối loạn kinh nguyệt do nguyên nhân sinh lý
Rối loạn nội tiết tố, dinh dưỡng không đảm bảo, sinh hoạt không điều độ là những nguyên nhân sinh lý gây rối loạn kinh nguyệt. Tình trạng này thường xảy ra ở bạn gái trong độ tuổi dậy thì.
Trong trường hợp này, chị em cần cân bằng lại cuộc sống, hình thành những thói quen lành mạnh để giúp kinh nguyệt ổn định. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho chị em:
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất. Đặc biệt, nên bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ, hoa quả có nhiều vitamin và chất sắt giúp bổ máu.
- Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày.
- Ngủ đúng giờ giấc, nên ngủ trước 11 giờ và dậy trước 7h sáng.
- Không sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ ngọt, chất kích thích… nhất là trong những ngày hành kinh.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ, trong ngày đèn đỏ.
- Không quan hệ đang trong ngày đèn đỏ.
- Làm quen với những bài tập có mức độ vừa phải như yoga, chạy bộ…
Cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà
Ngoài những phương pháp trên thì chị em có thể áp dụng cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà. Những phương pháp này có tác dụng hỗ trợ điều trị, cải thiện một số triệu chứng kinh nguyệt không đều.
Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
Cây ngải cứu
Từ lâu, ngải cứu được biết đến là thảo dược có tác dụng chữa đau đầu hiệu quả. Ngoài ra, đây còn là món ăn không thể thiếu của nhiều gia đình.
Hơn nữa, tính ấm của ngải cứu còn giúp lưu thông máu. Từ đó, giúp cải thiện một số triệu chứng rối loạn kinh nguyệt như đau bụng kinh, chậm kinh, kinh nguyệt ra nhiều.
Để cải thiện kinh nguyệt không đều, chị em có thể dùng ngải cứu để làm nước uống hoặc chế biến thành những món ăn hàng ngày.
Diếp cá kết hợp ngải cứu
Sử dụng kết hợp diếp cá và ngải cứu cũng là giải pháp hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị kinh nguyệt thất thường.
Cách thức rất đơn giản, chị em sử dụng 2 loại lá này đun sôi với nước. Sau đó, lấy nước mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.
Ích mẫu
Nói đến bài thuốc dân gian chữa kinh nguyệt không đều thì không thể không kể đế ích mẫu. Với phương pháp này, chị em sử dụng ích mẫu để nấu nước uống hàng ngày.
Dâm bụt
Cây dâm bụt là một trong những bài thuốc dân gian chữa rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.
Chị em sử dụng rễ cây dâm bụt nấu lấy nước uống hàng ngày. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt sẽ dần được cải thiện đáng kể.
Gừng tươi
Sử dụng gừng tươi là cách chữa kinh nguyệt tại nhà đơn giản chị em có thể áp dụng.
Sau khi rửa sạch gừng tươi, chị em đập dập sau đó đun sôi với nước để uống mỗi ngày. Nước gừng sẽ giúp thân nhiệt ổn định, lưu thông máu. Từ đó, điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
Mùi tây
Mùi tây không chỉ là gia vị giúp món ăn hấp dẫn hơn mà còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Theo nghiên cứu, nếu chị em thường xuyên sử dụng nước ép mùi tây sẽ giúp kinh nguyệt được ổn định.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về rối loạn kinh nguyệt là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị.
Nếu chị em đang có những biểu hiện của bệnh, hãy nhanh chóng đi thăm khám để nhận được lời khuyên bổ ích từ bác sĩ.