Huyết trắng màu vàng là có mùi hôi, huyết trắng vàng xanh là do đâu? Những thay đổi của huyết trắng (khí hư) là tình trạng mà chị em không thể chủ quan. Bởi rất có thể lúc này, sức khỏe sinh sản của nữ giới đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng.
Nữ giới có thể dễ dàng thấy được những thay đổi của huyết trắng. Trong đó, sự thảy đổi về màu trắng trong sang màu vàng là điển hình hơn cả. Bao gồm các tình trạng huyết trắng màu vàng nâu, huyết trắng màu vàng ngứa…
Vậy huyết trắng màu vàng là bị gì? Điều trị ra sao? Những thông tin này sẽ được giới thiệu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Tổng hợp 15 địa chỉ phòng khám phụ khoa Uy Tín + Tốt nhất HN
- Chi phí khám phụ khoa, khám sức khỏe sinh sản hết bao nhiêu tiền?
Huyết trắng màu vàng bệnh lý
Thông thường, sự thay đổi từ trắng trong sang màu vàng của huyết trắng là dấu hiệu cho thấy chị em đang mắc bệnh phụ khoa. Dưới đây là một số tình trạng và bệnh lý cụ thể phổ biến.
Huyết trắng màu vàng có mùi hôi
Huyết trắng màu vàng có mùi hôi là một trong những biểu hiện của bệnh phụ khoa điển hình nhất. Khi gặp phải tình trạng này, rất có thể chị em đã mắc phải:
- Viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas: Trùng roi Trichomonas thường lây truyền qua đường tình dục khi quan hệ không an toàn với người bệnh. Lúc này, sự tấn công của trùng roi sẽ làm huyết trắng màu vàng có mùi hôi, đặc dính kèm theo tình trạng đau khi tiểu tiện, giao hợp.
- Viêm cổ tử cung: Thường do vi khuẩn gây ra, bao gồm cả vi khuẩn lậu. Cổ tử cung bị viêm sẽ làm huyết trắng chuyển màu vàng, có mùi hôi, xuất hiện các cơn đau bụng dưới nhiều hơn.
Huyết trắng màu vàng vón cục
Một trong những tình trạng bất thường phổ biến mà chị em thường gặp khác chính là huyết trắng màu vàng vón cục. Theo đó, sự thay đổi này có thể do một trong các bệnh lý sau:
- Bệnh xã hội: Lậu, Chlamydia…là những căn bệnh xã hội phổ biến lây truyền qua đường tình dục. Ngoài việc làm huyết trắng chuyển màu vàng, vón cục thì tùy theo từng bệnh lý cụ thể mà sẽ xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như: tiểu ra mủ, tiểu rắt, tiểu buốt, đau khi giao hợp…
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Vùng kín ngứa ngáy, khí hư màu vàng, bụng dưới đau, kinh nguyệt rối loạn, âm đạo xuất huyết bất thường…là những biểu hiện thường thấy của viêm lộ tuyến cổ tử cung. Nếu không sớm điều trị, các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập và gây viêm phần phụ, viêm vùng chậu…
- Ung thư cổ tử cung: Nếu có tình trạng huyết trắng màu vàng vón cục, có lẫn máu, âm đạo đau rát, chảy máu, kinh nguyệt màu đen…thì chị em hãy nên cẩn trọng. Đây là tập hợp những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung, căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong cao thứ 2 ở nữ giới sau ung thư vú.
Huyết trắng màu vàng ngứa
Tình trạng huyết trắng chuyển màu vàng xanh, ngứa ngáy khó chịu không hề xa lạ đối với nhiều chị em. Cụ thể, đây là dấu hiệu của một số bệnh lý như:
- Viêm âm đạo: Theo thống kê, khoảng 80% nữ giới đã từng có các biểu hiện của viêm âm đạo. Bao gồm huyết trắng màu vàng ngứa, chuyển màu xanh, đặc và vón cục.
- Mụn cóc sinh dục: Sự xuất hiện của các mụn thịt nhỏ ở vùng kín, huyết trắng màu vàng ngứa là triệu chứng thường thấy của mụn cóc sinh dục. Không chỉ gây nhiều khó chịu cho chị em, phụ nữ mang thai mắc bệnh còn có thể lây nhiễm cho bé khi sinh thường, dẫn tới nhiều biến chứng bẩm sinh.
Có thể thấy rằng, huyết trắng màu vàng chủ yếu là triệu chứng của các bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, sẽ rất khó để chị em tự nhận biết chính xác bệnh lý mà mình đang gặp phải. Vì thế, hãy nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán cụ thể nhé!
Huyết trắng màu vàng sinh lý
Thực tế, không phải lúc nào huyết trắng màu vàng cũng là do các nguyên nhân bệnh lý gây ra. Theo các bác sĩ chuyên khoa, huyết trắng sinh lý sẽ xuất hiện ở một số trường hợp sau:
Huyết trắng màu vàng không mùi
Huyết trắng màu vàng không mùi là tình trạng thường gặp ở trước và sau kỳ kinh. Đây là lúc mà nồng độ estrogen của nữ giới có sự thay đổi. Điều này khiến cho khí hư hay huyết trắng ra nhiều hơn và có màu vàng hoặc màu nâu.
Vì thế, đôi khi chị em sẽ thấy huyết trắng màu vàng nâu. Thậm chí là huyết trắng có lẫn máu (nhưng ít) ở sau kỳ kinh.
Huyết trắng màu vàng khi mang thai
Huyết trắng chuyển màu vàng khi mang thai là tình trạng không hề xa lạ đối với chị em phụ nữ. Nhất là ở trong những tháng đầu của thai kỳ và những ngày sắp sinh.
Theo lý giải của các chuyên gia y tế, điều này là bình thường khi nội tiết tố nữ trong cơ thể đang thay đổi. Vì thế chị em cũng đừng quá lo lắng nhé!
Xem thêm: Huyết trắng màu nâu là gì? Những điều cần biết về khí hư màu nâu
Huyết trắng màu vàng có nguy hiểm không?
Với những tình trạng huyết trắng màu vàng xuất hiện do các nguyên nhân bệnh lý, chắc chắn sẽ gây ra một số ảnh hưởng, nguy hiểm. Bao gồm cả tâm lý và sức khỏe của nữ giới.
- Tâm lý: Khiến chị em căng thẳng, mệt mỏi trong đời sống hằng ngày, tự ti, e ngại trong đời sống tình dục.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh: Huyết trắng màu vàng kéo dài cùng với những bất ổn tại vùng kín sẽ khiến sức đề kháng suy giảm, tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
- Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản: Tình trạng huyết trắng bị thay đổi tính chất không chỉ là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa mà còn làm ảnh hưởng tới sức sống, khả năng di chuyển của tinh trùng. Điều này sẽ khiến sức khỏe sinh sản bị suy giảm, thậm chí là vô sinh, hiếm muộn.
- Biến chứng ung thư: Viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung nếu không chủ động điều trị đúng cách sẽ dẫn tới ung thư cổ tử cung. Bệnh lý nguy hiểm đe dọa trực tiếp tới tính mạng của chị em.
Chính bởi những ảnh hưởng, nguy hiểm trên, khi gặp phải tình trạng huyết trắng màu vàng, chị em cần sớm tới cơ sở y tế. Tại đây, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ, tình trạng bệnh mà chị em đang gặp phải và có phương án điều trị hiệu quả.
Điều trị huyết trắng màu vàng như thế nào?
Tình trạng huyết trắng màu vàng thực chất là do các bệnh lý phụ khoa gây ra. Do đó, để huyết trắng trở lại bình thường, cần điều trị chính xác bệnh lý gây ra tình trạng này.
Chữa huyết trắng màu vàng tại nhà
Đa số với nữ giới, việc thăm khám tại các cơ sở y tế về bệnh phụ khoa thường khiến chị em e ngại. Vì thế, chữa huyết trắng màu vàng tại nhà theo một số cách sau sẽ được thực hiện phổ biến hơn.
- Sử dụng lá trầu không: Lá trầu không có khả năng sát khuẩn, sát trùng cao. Theo đó, chị em chỉ cần rửa sạch lá trầu, đun sôi với nước và dùng để xông rửa vùng kín 2-3 lần/ tuần là được.
- Sử dụng nước muối: Dùng nước muối pha loãng cùng nước ấm vừa đủ có khả năng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như nấm, vi khuẩn. Mỗi ngày đều đặn rửa vùng kín với nước muối loãng mỗi ngày là được.
- Sử dụng lá trà xanh: Tinh chất lá trà xanh sẽ giúp hạn chế những triệu chứng khó chịu do vi khuẩn gây ra như ngứa âm đạo, ra huyết trắng màu vàng. Cách sử dụng lá trà xanh tương tự như lá trầu không.
Tuy tiện dụng, đơn giản nhưng chữa huyết trắng màu vàng tại nhà không phải lúc nào cũng hiệu quả. Đặc biệt là những trường hợp do các bệnh lý phụ khoa phức tạp gây ra.
Điều trị huyết trắng màu vàng tại cơ sở y tế
Tại cơ sở y tế, huyết trắng màu vàng sẽ được điều trị bằng nội hoặc ngoại khoa, tùy theo từng bệnh lý cụ thể.
- Điều trị nội khoa: Việc sử dụng thuốc cần được thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ và tình trạng nhờn thuốc. Điều trị nội khoa thường áp dụng cho các trường hợp viêm nhiễm mức độ nhẹ.
- Điều trị ngoại khoa: Thường được chỉ định với những trường hợp huyết trắng màu vàng do viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung. Đó có thể là các phương pháp đốt hoặc chiếu sóng. Ngoài ra, nếu bị ung thư, việc can thiệp hóa trị, xạ trị cũng cần được tiến hành càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Huyết trắng màu xanh là bệnh gì? Giải pháp khắc phục hiệu quả
Phòng tránh huyết trắng màu vàng như thế nào?
Việc phòng ngừa, hạn chế tình trạng huyết trắng màu vàng không khó, chị em chỉ cần thực hiện theo các hướng dẫn sau:
- Chú ý chăm sóc, vệ sinh cẩn thận cho “cô bé”, đặc biệt là những khi nhạy cảm như trước và sau khi quan hệ, trong những ngày “đèn đỏ”.
- Sử dụng đồ lót từ chất liệu cotton, có tính thấm hút ẩm tốt.
- Không sử dụng bừa bãi nước hoa vùng kín, dung dịch vệ sinh phụ nữ có khả năng tẩy rửa quá mạnh.
- Ăn nhiều hơn sữa chua mỗi ngày để hỗ trợ cân bằng môi trường vùng kín.
- Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, nên sử dụng bao cao su.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần.
Huyết trắng màu vàng là bị gì? Làm sao để điều trị? Những thắc mắc này đã được giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Hy vọng nhờ những thông tin đã cung cấp, chị em sẽ kịp thời thăm khám tại cơ sở y tế tin cậy để sức khỏe sinh sản không bị ảnh hưởng.