Bất cứ chị em nào trong độ tuổi sinh sản cũng có thể bị rong kinh. Tình trạng này không chỉ gây ra bất tiện trong sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm tới sức khỏe sinh sản. Vậy rong kinh là gì và có các biện pháp nào để hạn chế?
Kinh nguyệt xuất hiện khi chị em phụ nữ bắt đầu dậy thì và kéo dài tới khi mãn kinh. Cùng với khí hư, đây cũng là tấm gương phản chiếu “chân thực” tình trạng sức khỏe sinh sản của nữ giới.
Xem thêm:
- Tổng hợp 15 địa chỉ phòng khám phụ khoa Uy Tín + Tốt nhất HN
- Chi phí khám phụ khoa, khám sức khỏe sinh sản hết bao nhiêu tiền?
Rong kinh là gì?
Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt của chị em kéo dài hơn bình thường và lượng máu kinh cũng ra nhiều hơn. Cụ thể, khi bị rong kinh, thời gian hành kinh sẽ kéo dài hơn 7 ngày. Lượng máu kinh mất đi hơn 80ml.
Ngoài ra, nếu chưa biết rong kinh là gì, chị em cũng có thể tự nhận biết qua một số biểu hiện sau:
- Máu kinh ra nhiều và chị em phải thay băng vệ sinh liên tục, mỗi tiếng một lần.
- Máu kinh ra đặc biệt nhiều vào ban đêm.
- Máu kinh vón thành cục có kích thước lớn.
- Bụng dưới đau dữ dội hơn.
- Thở dốc, mệt mỏi và các triệu chứng khác điển hình cho tình trạng mất máu quá nhiều.
Nguyên nhân gây rong kinh
Theo các bác sĩ chuyên khoa, rong kinh thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Và căn cứ vào các nguyên nhân này, rong kinh được chia làm 2 loại.
Rong kinh cơ năng
Nguyên nhân gây rong kinh cơ năng thường là do sự không ổn định của nồng độ estrogen. Thường gặp ở các bạn nữ khi mới dậy thì những phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều chị em gặp phải tình trạng rong kinh sau sinh.
Ngoài ra, với những chị em có vòng kinh dài bất thường, rong kinh thường sẽ đi kèm với cường kinh.
Rong kinh thực thể
Rong kinh thực thể có nguyên nhân chính từ những bệnh lý tại tử cung, buồng trứng. Có thể kể tới một số bệnh lý thường gặp như:
- Viêm nội mạc tử cung.
- U xơ tử cung.
- Polyp tử cung.
- Ung thư tử cung
- U nang buồng trứng.
- Ung thư buồng trứng.
Khi gặp phải một trong các bệnh lý trên, chị em sẽ thấy có tình trạng rong kinh máu đen xuất hiện.
Bên cạnh những nguyên nhân, một số trường hợp chị em béo phì, hút thuốc lá hay mắc tiểu đường cũng có nguy cơ cao bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh.
Rong kinh có nguy hiểm không?
Rong kinh không chỉ khiến chị em cảm thấy bất tiện trong sinh hoạt mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nữ giới:
- Cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi do thiếu máu.
- Nguy cơ cao mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa do dùng băng vệ sinh kéo dài.
- Ảnh hưởng tới hoạt động của buồng trứng, làm suy giảm chức năng sinh sản, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh, hiếm muộn.
- Trường hợp do ung thư tử cung, buồng trứng còn đe dọa trực tiếp tới tính mạng.
Làm thế nào để hạn chế rong kinh?
Trước những nguy hiểm trên do rong kinh, chị em cần sớm thực hiện thăm khám và điều trị. Vậy bị rong kinh làm sao hết?
Hiện tại, có khá nhiều cách điều trị rong kinh khác nhau. Bao gồm điều trị tại nhà, thông qua các bài thuốc dân gian hoặc tới cơ sở y tế để thăm khám cùng các sĩ.
Hạn chế rong kinh tại nhà
Thường hiệu quả với những trường hợp chị em bị rong kinh cơ năng do nội tiết tố rối loạn. Theo đó, chị em có thể hạn chế rong kinh thông qua:
Đu đủ xanh
Trong dân gian, đu đủ xanh vẫn thường được sử dụng để điều hòa kinh nguyệt. Theo đó, trong những ngày hành kinh, chị em chỉ cần ăn hoặc ép nước đu đủ dùng là được.
Gừng
Tính nóng của gừng với sẽ giúp điều kinh và giảm đau bụng hiệu quả trong những ngày “nguyệt san”. Chị em có thể dùng gường để uống với nước ấm sẽ thấy tình trạng được cải thiện hơn.
Nhọ nồi
Chị em nếu chưa biết làm thế nào để hạn chế rong kinh tại nhà thì có thể sử dụng cây nhọ nồi. Để hẹn chế rong huyết, rong kinh, chị em có thể ép lá nhọ nồi lấy nước để uống. Dùng trước khi hành kinh 1 tuần và liên tục trong kỳ kinh là được.
Xem thêm: [Tổng hợp] 10 Phương pháp chữa kinh nguyệt không đều tại nhà hiệu quả
Điều trị rong kinh tại cơ sở y tế
Tại cơ sở y tế, việc điều trị rong kinh sẽ cần phải căn cứ trên kết quả thăm khám để xác định bệnh lý cụ thể. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp. Kinh nguyệt của chị em sẽ ổn định trở lại khi các bệnh lý đã được điều trị.
Chị em có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc có tác dụng điều hòa, ổn định nội tiết tố:
- Thuốc kháng viêm không steroid
- Thuốc cầm máu tranexamic acid
- Thuốc Danazol.
- Thuốc ngừa thai dạng uống
Ngoài ra, trong quá trình điều trị, chị em cũng nên chú ý tới một số vấn đề liên quan đến sinh hoạt ăn uống. Theo đó, nên bổ sung các thực phẩm nhiều sắt, omega 3 như thịt bò, hải sản, gan, cá thu, cá hồi, đậu nành, quả óc chó…
Rong kinh là gì? Biện pháp hạn chế phòng ngừa rong kinh như thế nào nào? Đáp án cho những thắc mắc này đã được giới thiệu chi tiết trong bài viết trên. Chị em hãy lưu lại những thông tin cần thiết để có cách xử lý chủ động hơn khi không may bị rong kinh nhé!
Chúc chị em luôn khỏe mạnh!
Các tìm kiếm liên quan đến Rong kinh là gì?
rong huyết là gì
bị rong kinh uống thuốc gì
hiện tượng rong kinh kéo dài
bị rong kinh làm sao hết
biểu hiện rong kinh
bị rong kinh uống gì hết
dấu hiệu bị rong kinh
mẹo vặt chữa rong kinh