Kinh nguyệt không đều phản ánh sức khỏe thể chất, tâm lý hoặc sinh lý của chị em đang không tốt. Kinh nguyệt không đều còn là dấu hiệu các bệnh lý nguy hiểm và có thể dẫn đến vô sinh. Vậy tại sao kinh nguyệt lại không đều, cách chữa kinh nguyệt không đều như thế nào?
Chu kỳ kinh nguyệt là một yếu tố quan trọng cho biết tình trạng sức khỏe của phụ nữ. Bất kỳ một xáo trộn nào về chế độ ăn uống, lối sống không tốt cũng gây ra những rối loạn kinh nguyệt ở mức độ nhẹ. Còn nặng hơn thì bạn phải nghi ngờ do những bệnh lý ở cơ quan sinh dục, sinh sản.
Tuy nhiên không ít chị em vẫn còn rất chủ quan với hiện tượng này. Vậy như thế nào được gọi là kinh nguyệt không đều, khi nào thì cần điều trị và cách trị kinh nguyệt không đều như thế nào? Tất cả những nội dung này sẽ có trong bài viết dưới đây. Chị em hãy cùng theo dõi nhé.
Xem thêm:
- Tổng hợp 15 địa chỉ phòng khám phụ khoa Uy Tín + Tốt nhất HN
- Chi phí khám phụ khoa, khám sức khỏe sinh sản hết bao nhiêu tiền?
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng xảy ra với phụ nữ bắt đầu từ độ tuổi dậy thì. Trung bình từ 28-30 ngày diễn ra một lần và kéo dài từ 3-5 ngày. Lượng máu kinh chảy ra trong một chu kỳ từ 50-80ml. Như vậy nếu chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không theo quy luật trên được gọi là rối loạn kinh nguyệt.
Cụ thể có những trường hợp sau gọi là rối loạn kinh nguyệt:
- Chu kỳ kinh quá dài hoặc quá ngắn: Nếu chu kỳ kinh kéo dài ít hơn 21 ngày được coi là ngắn, trong khi đó có chu kỳ kinh trê 45 ngày được gọi là dài
- Rong kinh: Hiện tương chảy máu âm đạo kéo dài trên 7 ngày trong kinh gọi là rong kinh.
- Kinh ít: lượng máu kinh ra quá ít so với thông thường
- Xuất huyết giữa kỳ kinh: chảy máu kinh bất thường giữa hai chu kỳ
- Kinh nguyệt thưa: Kinh thưa là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ trên 36 ngày cho đến cả 6 tháng mới có kinh một lần.
- Vô kinh: từ 6 tháng mới có kinh một lần được gọi là vô kinh
Nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều là gì?
Tại sao kinh nguyệt lại không đều, đây là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Thực tế không chỉ bệnh lý mà những thói quen sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng đến hoạt động này. Cụ thể những nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều bao gồm:
- Mất cân bằng nội tiết: tình trạng thường diễn ra ở tuổi dậy thì, tiền mãn kinh. Phụ nữ cho con bú cũng chưa lấy lại được sự cân bằng hormone sau sinh.
- Rối loạn ăn uống: chế độ ăn uống không khoa học, sử dụng nhiều chất kích thích, ăn quá ít hoặc bị béo phì.
- Tập thể dục quá nhiều, suy kiệt thể chất.
- Căng thẳng thần kinh, làm việc quá sức, stress trong một thời gian dài.
- Đang mắc các bệnh lý: rối loạn tuyến giáp, buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tiểu đường…
Rối loạn kinh nguyệt gây tác hại như thế nào?
Rối loạn kinh nguyệt dù là bất cứ hình thức nào đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của nữ giới. Những tác hại này diễn ra âm thầm từng chút một mỗi ngày:
- Gây thiếu máu: Rong kinh là nguyên nhân gây thiếu máu. Tuy đa số các trường hợp chỉ là thiếu máu nhẹ nhưng tình trạng này tái diễn nhiều lần chắc chắn sẽ khiến chị em bị mệt mỏi, da xanh xao. Thiếu máu nặng làm cơ thể thiếu sức sống có thể bị ngất và dễ mắc các vấn đề về tim.
- Dễ mắc các bệnh phụ khoa: Rong kinh, kinh quá nhiều làm cho vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt và dễ bị mắc các bệnh phụ khoa. Các căn bệnh này về lâu dài đều có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Nguy cơ vô sinh: Biến chứng mà chị em lo lắng nhất khi bị rối loạn kinh nguyệt đó là vô sinh. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra do chu kỳ rụng trứng thất thường dẫn đến khó dự đoán cũng thụ thai thành công. Kinh nguyệt không đều cũng làm tác động xấu đến hoạt động của tuyến giáp cản trở qua trình thụ thai diễn ra.
Một phần lớn phụ nữ từ 35- 40 vô sinh, hiếm muộn đều bị rối loạn kinh nguyệt. Điều này chứng tỏ kinh nguyệt thất thường cũng góp phần gây ra vô sinh.
- Ảnh hưởng đến nhan sắc: Là phụ nữ, ai cũng muốn mình đẹp. Rối loạn kinh nguyệt kéo dài làm cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, thần sắc kém tươi tắn.
Điều trị kinh nguyệt không đều
Để đem lại kết quả cao trong điều trị cần biết chính xác nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều. Vì vậy các chuyên gia khuyên rằng nếu theo dõi thấy có sự rối loạn chu kỳ kinh, bạn nên đi khám phụ khoa.
Để xác định căn nguyên gây ra rối loạn kinh nguyệt, bác sĩ sẽ hỏi thăm về chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh. Đồng thời thực hiện các kỹ thuật chẩn soi, siêu âm buồng tử cung hay ổ bụng để phát hiện các bệnh lý sau:
- Viêm loét cổ tử cung
- Polyp tử cung
- U xơ niêm mạc tử cung
- Ung thư ông hay niêm mạc tử cung
- Lạc nội mạc tử cung
- Tắc ống dẫn trứng
- U nang buồng trứng
- …
Khi xác định được nguyên nhân, các bác sĩ mới có thể đưa ra phương án điều trị dứt điểm.
Xem thêm: Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Cách điều trị như thế nào?
Điều trị rối loạn kinh nguyệt bệnh lý
Nếu xác định các bệnh lý gây ra rối loạn kinh nguyệt, người bệnh sẽ được điều trị bằng các biện pháp thích hợp.
- Đơn giản nhất là dùng thuốc, có những vấn đề phải xử lý bằng phẫu thuật như u nang hay sẹo ở tử cung và buồng trứng.
- Liệu pháp hormone cũng là một phương pháp điều trị kinh nguyệt không đều với những chị em bị mất cân bằng nội tiết tố. Trong trường hợp này, người bệnh được uống các loại thuốc tránh thai có estrogen testosterone, và progestin để điều hòa lại chu kỳ kinh nguyệt.
Đây là những biện pháp vừa điều hòa chu kỳ kinh nguyệt vừa làm tăng khả năng thụ thai thành công.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt sinh lý
Nếu nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt đến từ lối sống không lành mạnh thì cần khắc phục như sau:
- Điều chỉnh lại chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và các vấn đề sinh lý trong cơ thể. Khi bị rối loạn kinh nguyệt bạn nên ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin thông qua các loại rau xanh và trái cây. Hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên nướng, các chất kích thích, đồ uống có cồn.
- Tăng cường tập thể dục: Tập luyện thường xuyên là cách để có một cơ thể dẻo dai, tăng cường tuần hoàn và trao đổi chất.
- Uống nhiều nước: Chỉ một thay đổi nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng và mang đến lợi ích không ngờ. Nước giúp mọi hoạt động của cơ thể họat đông trơ tru, ngăn ngừa các rối loạn nội tiết.
- Ngủ đủ giấc: ngủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày và không thức quá khuya.
- Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh để bị căng thăng thần kinh quá lâu.
Kinh nguyệt không đều càng để lâu càng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và khả năng sinh sản của chị em. Vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu kinh nguyệt bất thường chị em nêu điều trị càng sớm càng tốt. Hy vọng những thông tin đã giúp ích cho chị em chữa kinh nguyệt không đều hiệu quả.