Lậu là một trong những bệnh lí không chỉ khiến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh gặp khó khăn. Chức năng tình dục, khả năng sinh sản của người bệnh đều bị ảnh hưởng nghiêm tọng. Hiện nay, lậu là bệnh có khả năng lây lan tương đối nhanh. Tuy nhiên, hầu hết mọi người vẫn chưa rõ bệnh lậu là gì. Nguyên nhân, cũng như triệu chứng của bệnh.
Xem thêm:
- [Chia sẻ] Top 15 địa chỉ phòng khám nam khoa uy tín tại HN
- Tổng hợp 15 địa chỉ phòng khám phụ khoa Uy Tín + Tốt nhất HN
Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu là gì? Là bệnh xã hội do vi khuẩn song cầu khuẩn lậu có tên là Neisseria Gonorrhoeae gây ra. Đây là loại vi khuẩn có khả năng phát triển mạnh ở những nơi ẩm ướt. Bất cứ ai cũng đều có nguy cơ mắc bệnh, từ người già cho đến trẻ nhỏ, từ nam cho đến nữ.
Hiện, bệnh lậu cùng với bệnh sùi mào gà, bệnh giang mai,…đang là những căn bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm mà cả thế giới đang chung tay đẩy lùi.
Bệnh lậu là gì – Nguyên nhân khiến bạn bị mắc bệnh?
Bệnh lậu là gì, nguyên nhân gây bệnh lậu là vấn đề mà rất nhiều người bệnh đang muốn biết.
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh lậu. Trong đó cần phải nói đến nguyên nhân chính sau đây:
Do quan hệ tình dục không an toàn
Đây là lí do chính khiến bạn dễ bị mắc bệnh lậu cũng như các bệnh xã hội khác.
Quan hệ tình dục không an toàn với người bị mắc bệnh hoặc quan hệ tình dục với nhiều bạn tình cùng một lúc nhưng lại không sử dụng bao cao su. Có đến 99 % các bạn sẽ bị mắc bệnh lậu.
Vì thế, bệnh thường gặp ở các đối tượng như : gái mại dâm, nam giới thường xuyên đi ‘bóc bách trả tiền”, người có nhiều hơn một bạn tình trong một thời điểm, những người có xu hướng tình dục thoáng (tình một đêm), hoặc quan hệ đồng tính nam…
Việc quan hệ tình dục ở đây không chỉ hiểu đơn giản là quan hệ qua âm đạo, qua dương vật mà bao gồm cả quan hệ qua đường miệng, qua đường hậu môm.
Bệnh lây truyền từ mẹ sang con
Nữ giới mang thai mà bị mắc bệnh lậu thì trẻ nhỏ khi sinh ra cũng rất dễ bị mang bệnh.
Song cầu khuẩn lậu sẽ tấn công vào trẻ thông qua các hình thức sau:
- Nước ối của mẹ bị nhiễm trùng do song cầu khuẩn lậu có lẫn ở trong máu, trong dịch nhầy, thành niêm mạc. Chúng sẽ tấn công vào bào thai, khiến cho trẻ bị lậu bẩm sinh.
- Trong quá trình sinh nở, nếu người mẹ lựa chọn hình thức sinh nở thông thường. Khi đi qua tử cung, âm đạo của người mẹ, song cầu khuẩn lậu sẽ bám vào các cơ cơ của trẻ khiến chỉ bị mù lòa, hoặc bị câm điếc bẩm sinh.
Bị nhiễm song cầu khuẩn lậu thông qua việc tiếp xúc với vết thương hở
Khi bạn có vết thương hở trên niêm mạc da mà tiếp xúc với đối tượng bị mắc bệnh lậu. Song cầu khuẩn lậu sẽ theo dịch ở vết thương xâm nhập và gây bệnh. Vì thế, khi bị thương, các bạn nên hạn chế tiếp xúc với người lạ.
Nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân nêu trên, các bạn còn bị mắc bệnh lậu thông qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với đối tượng mắc bệnh.
Bệnh lậu là gì? – Dấu hiệu triệu chứng nhận biết bệnh lậu?
Người bệnh có thể căn cứ vào các dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh lậu sau đây để thăm khám và điều trị bệnh sớm.
Khi mới bị nhiễm bệnh, dấu hiệu của bệnh lậu thường rõ ràng. Vì thế, có nhiều người thường nhầm lẫn bệnh.
Sau khi bị song cầu khuẩn lậu tấn công, khoảng 15- 20 ngày. Người bệnh bắt đầu có các dấu hiệu sau đây. Tuy nhiên, dấu hiệu- triệu chứng của bệnh lậu ở nam và nữ giới lại khác nhau. Cụ thể:
– Dấu hiệu lậu ở nam giới
- Nam giới bị tiểu đau, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu lẫn máu hoặc mủ…
- Bệnh ở giai đoạn nặng, nam giới còn bị chảy mủ ở lỗ niệu đạo, nhất là vào sáng sớm.
- Tinh hoàn bị đau và bị sưng
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, và bị sốt
- Bẹn bị nổi hạch
- Ăn uống không ngon miệng
– Triệu chứng bệnh lậu ở nữ
So với nam giới, triệu chứng bệnh lậu ở nữ thường bị nhầm lẫn sang các dấu hiệu của bệnh phụ khoa. Vì thế, chị em chỉ đi khám và điều trị bệnh khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.
Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới giai đoạn nặng bao gồm:
- Chị em bị tiểu đau buốt, có mủ màu xanh, vàng chảy ra từ niệu đạo, cổ tử cung
- Vùng kín có mùi hôi tanh bất thường
- Xuất huyết âm đạo bất thường giữa kỳ kinh
Bệnh lậu ở nữ giới nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây những biến chứng nguy hiểm như: viêm ống dẫn trứng, chửa ngoài dạ con… Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh lậu rất dễ bị sảy thai hoặc truyền bệnh sang con.
Xem thêm: [Chia sẻ] Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị sùi mào gà
Bệnh lậu là gì? Khi nào nên tiến hành xét nghiệm bệnh lậu
Người bệnh nên xét nghiệm bệnh lậu khi:
- Dưới 25 tuổi và đang quan hệ tình dục.
- Trên 25 tuổi , có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình
- Trên 25 tuổi và thường có quan hệ tình một đêm không an toàn
- Đang có các dấu hiệu nêu trên của bệnh
- Có bạn tình bị mắc bệnh lậu
- Bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác
- Người đang hoạt động tình dục, người đồng tính, người lưỡng giới và người có quan hệ tình dục với bạn tình nam nên được xét nghiệm bệnh lậu hàng năm.
Bệnh lậu là gì – nếu bạn không điều trị bệnh sẽ xảy ra điều gì?
Khi biết mình bị mắc bệnh lậu, nếu các bạn không điều trị. Song cầu khuẩn lậu sẽ vẫn tồn tại ở bên trong cơ thể của người bệnh. Dễ khiến bạn phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:
- Nguy cơ cao bị mắc các bệnh xã hội khác, tiêu biểu là bệnh HIV
- Khi song cầu khuẩn lậu tấn công vào máu và các khớp sẽ khiến người bệnh bị đau khớp.
- Chị em dễ bị mắc các bệnh phụ khoa diện rộng như: viêm vùng chậu, viêm ống dẫn trứng,….ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em. Nguy hại hơn còn gây vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung.
- Nam giới bị đau tinh hoàn, bị viêm nhiễm nam khoa diện rộng, đối mặt với nguy có khó có con.
- Truyền nhiễm sang thế hệ sau khi người mẹ bị mắc bệnh lậu những vẫn mang thai và sinh nở bằng đường tự nhiên.
Khi biết bản thân bị mắc bệnh lậu người bệnh nên làm gì?
Khi bị mắc bệnh lậu các bạn cần:
- Trước tiên đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành khám và lựa chọn phác đồ điều trị
- Trong quá trình điều trị người bệnh cần phải tuân thủ tuyệt đối các chỉ dẫn của bác sĩ
- Không nên quan hệ tình dục khi biết mình bị mắc bệnh để tránh tình trạng lây chéo bệnh
- Vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ và đúng cách
- Kiêng sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Tuyệt đối không nên ăn thực phẩm cay và nóng
- Xây dựng lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí và khoa học.
Bệnh lậu là gì – Biện pháp phòng tránh bệnh lậu?
Để không bị mắc bệnh lậu cũng như các bệnh xã hội khác. Các bạn nên:
- Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn.
- Nếu quan hệ tình dục bằng miệng, hãy sử dụng bao cao su để che dương vật.
- Tránh dùng chung đồ chơi tình dục. Nếu bạn chia sẻ chúng, hãy rửa hoặc bọc chúng bằng bao cao su mới trước khi cho bất kỳ ai khác sử dụng.
- Không nên quan hệ với nhiều bạn tình cùng một lúc
- Nên chung thủy một vợ một chồng
- Không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác
Bệnh lậu là gì? – Điều trị bệnh lậu như thế nào?
Bệnh lậu có diễn biến rất nhanh, thông thường cứ 15 phút là vi khuẩn lậu lại phân chia một lần. Vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu của bệnh, các bạn nên đi thăm khám và điều trị sớm.
Hiện bệnh lậu có thể điều trị khỏi bằng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu như thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh mà thuốc điều trị sẽ khác nhau.
- Bệnh giai đoạn cấp tính, việc điều trị tương đối đơn giản. Bác sĩ sẽ tăng liều lượng thuốc kháng sinh và điều trị trong thời gian dài mới đạt được hiệu quả. Vì thế, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị.
- Điều trị bệnh lậu mãn tính: Đây là giai đoạn bệnh khá nguy hiểm, cần phải được điều trị lâu dài và kiên trì.
Trên đây là những thông tin liên quan cần thiết đến bệnh lậu. Hi vọng rằng các bạn đã biết bệnh lậu là gì cũng như nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng tránh bệnh.
Các tìm kiếm liên quan đến bệnh lậu là gì
bệnh lậu nam
cách chữa bệnh lậu
bệnh lậu có chữa được không
bệnh lậu có chữa khỏi hẳn được không
dấu hiệu bệnh lậu ở nữ
cách chữa bệnh lậu tại nhà
bệnh lậu lây qua đường nào
bệnh lậu lâu năm