Trung tâm phòng chống bệnh xã hội là gì? Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm phòng chống bệnh xã hội?
Theo số liệu thống kê từ bệnh viện Da liễu Hà Nội, mỗi năm ở nước ta tỷ lệ người bị mắc các bệnh xã hội đang ngày một tăng, bình quân từ 15 %- 30%. Bệnh xã hội không chỉ bắt gặp ở những người có đời sống tình dục không an toàn, bệnh còn gặp cả ở những người sử dụng chung đồ sinh hoạt cá nhân với người khác.
Xem thêm:
- [Chia sẻ] Top 15 địa chỉ phòng khám nam khoa uy tín tại HN
- Tổng chi phí khám nam khoa tại Hà Nội hết bao nhiêu tiền 2019
Trước khi đi vào các vấn đề liên quan đến trung tâm phòng chống bệnh xã hội. Dakhoaxadan sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các bệnh xã hội.
Bệnh xã hội là gì? Các vấn đề xoay quanh bệnh xã hội
Bệnh xã hội là tên gọi chung của rất nhiều loại bệnh. Trong đó cần phải kể đến 4 diện bệnh có tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất hiện nay. Gồm: sùi mào gà, giang mai, mụn rộp sinh dục, bệnh lậu.
Các bệnh xã hội vừa kể trên nếu như không được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp. Người bị mắc bệnh sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như:
Đe dọa đến tính mạng
Nếu các bạn bị mắc 1 trong các bệnh xã hội như bệnh giang mai, bệnh lậu hay bệnh HIV. Tính mạng của các bạn sẽ bị đe dọa. Bởi:
+ Bệnh giang mai có thể gây phình mạch khiến mạch bị vỡ.
+ Bệnh lậu, thì vi khuẩn lậu sẽ tấn công vào máu cũng như hệ thống xương khớp của người bệnh để phá hủy.
+ Bệnh HIV sẽ khiến cho người bệnh không còn khả năng miễn dịch, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh, xâm nhập phát triển.
+ Sùi mào gà tuýp 16 và 18 + có thể kiến người bệnh bị ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật,….
Có thể gây vô sinh hiếm muộn
Hầu hết các bệnh xã hội nếu như không thể khống chế sớm đều khiến người bệnh bị mắc các bệnh viêm nhiễm về nam khoa, phụ khoa như: bệnh viêm ống dẫn trứng, viêm vòi trứng (ở nữ); viêm ống dẫn tinh, viêm tinh hoàn (ở nam)….đây đều là những bệnh lí nguy hiểm có thể tước đi thiên chức làm cha làm mẹ của cả nam và nữ giới.
Khả năng tái phát cao
Tuy y học đã phát triển mạnh nhưng hầu hết các bệnh xã hội vẫn chưa tìm ra được vắc xin để tiêu diệt virus, vi khuẩn một cách triệt để. Điều này đồng nghĩa với việc, một khi bị mắc các bệnh xã hội này người bệnh sẽ chung sống với bệnh suốt đời. Nếu người bệnh phòng tránh bệnh không tốt, bệnh sẽ tái phát tương đối cao, khiến cho cuộc sống thường ngày cũng như sức khỏe, chức năng sinh sản, đời sống tình dục của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ảnh hưởng đến tâm lí
Hình thức chính để bệnh xã hội lây lan và phát triển là quan hệ tình dục không an toàn. Cho nên, khi bị mắc bệnh người bệnh sẽ có tâm lí e ngại, tự ti không dám giao tiếp gần gũi với mọi người. Lâu dần có thể bị trầm cảm.
Thêm vào đó, khu vực tổn thương do virus, vi khuẩn gây ra thường xuất hiện tại vùng nhạy cảm như : dương vật, hậu môn, âm đạo,….điều này khiến bệnh nhân ngại ngần tự ti không dám gần gũi với bạn tình. Hiện trạng này nếu kéo dài sẽ khiến cho đời sống chăn gối của người bệnh suy giảm, ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân gia đình.
Để phòng tránh các biến chứng nguy hại do các bệnh xã hội gây ra. Ngay khi bản thân người bệnh có các dâu hiệu sau đây. Các bạn cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tiến hành thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả:
Bệnh Sùi mào gà
Tại cơ quan sinh dục như: âm đạo, môi lớn (nữ giới); bao quy đầu, rãnh bao quy đầu (nam giới); khu vực hậu môn xuất hiện mụn thịt sần sùi, có mủ, có nhân bên trong. Bề mặt mềm nhũn có màu hồng nhạt và nhô lên bề mặt da. Lúc đầu mọc lẻ tẻ nhưng sau đó lại liên kết tạo thành cụm và khóm giống bông hao mào gà. Khi bị trầy sước sẽ chảy dịch, kèm theo mùi hôi khó chịu.
Mụn rộp sinh dục
Mụn nước nhỏ có mủ xuất hiện nhiều tại cơ quan sinh dục của cả 2 giới. Khi bị vỡ sẽ gây lở loét kèm mùi hôi khó chịu. Khiến cho người bệnh bị đau rát khi di chuyển hoặc khi vận động.
Bệnh lậu
Chảy dịch mủ ở cơ quan sinh dục, kèm theo mùi hôi khó chịu. Thường xuyên bị tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu có mùi khai nồng. Cuối bãi nước tiểu có máu hoặc mủ. Người bệnh đau rát khi quan hệ tình dục.
Giang mai
Khi bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai, tại cơ quan sinh dục của người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các vết loét hình tròn hoặc hình bầu dục. Các vết loát này không gây ngứa và đau rát.
Hai bên bẹn của người bệnh bị nổi hạch.
Các triệu chứng này sẽ tự động biến mất trong một vài tuần cho dù người bệnh không chữa trị. Điều này khiến cho nhiều người lầm tưởng là bệnh đã khỏi nhưng thực chất bệnh đang ẩn đi để chuẩn bị cho các giai đoạn tiếp theo của bệnh.
Xem thêm: Các bệnh xã hội và triệu chứng thườn mắc phải
Trung tâm phòng chống bệnh xã hội
Chắc hẳn, đã có rất nhiều người nghe đến trung tâm phòng chống bệnh xã hội. Tuy nhiên chức năng, nhiệm vụ của trung tâm này là gì? Thì hầu hết mọi người vẫn chưa nắm bắt được. Vì thế, nội dung tiếp theo dakhoaxadan xin chia sẽ đến các bạn về chức năng và nhiệm vụ của trung tâm phòng chống bệnh xã hội.
Trung tâm phòng tránh bệnh xã hội là gì?
Trung tâm phòng tránh bệnh xã hội là một trong những cơ sở y tế khám và hỗ trỡ điều trị các bệnh xã hội như:
- Bệnh sùi mào gà
- Bệnh giang mai
- Bệnh lậu
- Bệnh mụn rộp sinh dục
Hầu hết ở mỗi tỉnh thành trong cả nước đều có trung tâm phòng tránh bệnh xã hội. Trung tâm này sẽ do Sở Y tế của tỉnh quản lí và chỉ đạo trong việc phòng chống các bệnh xã hội trên địa bàn của Tỉnh.
Trung tâm phòng chống bệnh xã hội có chức năng gì?
Với thực trạng tỷ lệ người bị mắc bệnh xã hội đang ngày càng gia tăng. Do đó, các trung tâm phòng chống bệnh xã hội ở nhiều tỉnh thành được thành lập.
Chức năng của trung tâm phòng chống bệnh xã hội chính là:
- Tham mưu cho Giám đốc Sở y tế triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về phòng va chống các bệnh xã hội- các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Tiếp đó là xây dựng và triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về phòng và chống các bệnh xã hội.
Trung tâm phòng chống bệnh xã hội- nhiệm vụ và quyền hạn
Trung tâm phòng chống bệnh xã hội ở mỗi tỉnh thành có nhiệm vụ và quyền hạn đó là:
- Xây dựng kế hoạc dài hạn, hàng năm để phòng chống các bệnh xã hội. Sau đó, trình lên giám đốc Sở y tế của Tỉnh, khi đã được phê duyệt trung tâm sẽ triển khai kế hoạch.
- Trung tâm có nhiệm vụ là chỉ đạo công tác điều tra, phát hiện cũng như quản lí và điều trị phục hồi chức năng cho những bệnh nhân bị mắc các bệnh xã hội.
- Quản lí, tổ chức thực hiện lồng ghép các chương trình liên quan đến phòng chống các bệnh xã hội tại cơ sở tuyến dưới sao cho đạt hiệu quả tối đa nhất.
- Ngoài ra, trung tâm phòng chống bệnh xã hội còn phối hợp với các cơ quan khác để tuyên truyền, đào tạo mọi người phòng chống bệnh xã hội….
Vậy phòng ngừa bệnh xã hội như thế nào?
Con đường lây truyền chính của bệnh xã hội là quan hệ tình dục không an toàn. Vì thế để phòng tránh bệnh xã hội. Các bạn nên:
- Quan hệ tình dục an toàn và chung thủy
- Có lối sống lành mạnh
- Thăm khám sức khỏe định kỳ và thường xuyên
- Tự trang bị kiến thức cho bản thân về từng diện bệnh
- Tuân thủ theo chị định của bác sĩ
- Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách
- Tuyệt đối không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác
- Bản thân bị thương, tuyệt đối không được giao tiếp với người khác
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích không tốt cho sức khỏe như rượu bia, thuốc lá,….
Với những thông tin mà dakhoaxadan vừa cung cấp và chia sẻ, hi vọng rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Trung tâm phòng chống bệnh xã hội cũng như biện pháp phòng tránh bệnh.